SỰ HÌNH THÀNH VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG PHAN TỘC VIỆT NAM

Họ Phan Phước Đức – Quế Châu là một chi của đại Phan tộc Đà Sơn Quảng Nam (ghi theo phả hệ Đại Phan tộc Đà Sơn Quảng Nam). Đại Phan tộc Đà Sơn Quảng Nam là một bộ phận cấu thành của Phan tộc Việt Nam.

Từ bắc chí nam, Phan Thị Nhất Tộc. Âm vang từ câu nói mang tính khẳng định này của tổ tiên đã cuộn xoáy trong tim óc của những người con hiếu thảo, dục họ phải động não trong công tác dòng họ.

Phan tộc Việt Nam sau một thời gian hàng chục năm hoạt động có tính tự phát, tính địa phương thì đến ngày 20 tháng 3 năm 2005 đã được thống nhất lại trên phạm vi toàn quốc với sự ra đời của Hội đồng Phan tộc Việt Nam. Sự ra đời của Hội đồng Phan tộc Việt Nam đánh dấu một bước ngoặt trong quá trình phát triển của cộng đồng Phan tộc Việt Nam.

Ngay từ đầu thành lập, Hội đồng Phan tộc Việt Nam đã xây dựng được và nhất trí thông qua phương hướng phấn đấu của Hội đồng trong thời gian tới với các nhiệm vụ trọng tâm như sau:

Tuyên truyền phổ biến sự ra đời của Hội đồng Phan tộc Việt Nam cho người đồng tộc và ngoài đồng tộc biết. Để làm việc này, việc cho in ấn một tờ giới thiệu tổ chức Cộng đồng Phan tộc Việt Nam là cần thiết.Đẩy mạnh việc xây dựng và phát triển tổ chức, thành lập các Hội đồng Phan tộc cấp tỉnh, thành phố.

Phân công phụ trách như sau:

+ Hội đồng Phan tộc Hà Nội chăm lo xây dựng cộng đồng Phan tộc vùng Bắc bộ đến Thanh Nghệ Tĩnh.

+ Hội đồng Phan tộc Thừa Thiên Huế chăm lo xây dựng cộng đồng Phan tộc các tỉnh trung bộ còn lại(từ Bình Trị Thiên đến Khánh Hòa – Bình Thuận).

+ Hộiđồng Phan tộc TP Hồ Chí Minh chăm lo xây dựng cộng đồng Phan tộc nam bộ.

Cần xúc tiến hoàn thành văn bản về quy chế hoạt động của Cộng đồng Phan tộc cho từng địa phương và chung cho cả nước. Quy chế hoạt động cần phù hợp với điều kiện của các địa phương nhưng có một điều chung nhất là: Phan tộc dù ở đâu cũng lấy Phan Thị Cấm nơi thờ Phan Tây Nhạc đại vương thời Vua Hùng thứ 18 là vị thủy tổ họ Phan là nơi hội tụ tâm linh của dòng họ, lấy ngày 12 tháng 2 âm lịch hằng năm là ngày sinh của Ngài làm Lễ - Hội và dâng hương.

Xúc tiến việc xây dựng phả tộc họ Phan, rút kinh nghiệm các họ đi trước như: Nguyễn, Ngô, Đinh, Nguyễn Phước,…Mỗi chi dòng họ chăm lo hoàn thiện tộc phả họ mình, cung cấp tài liệu để xây dựng phả hệ Phan tộc Việt Nam. Trong quá trình xây dựng tộc phả cần công bố thành tựu nghiên cứu trên các phương tiện thông tin đại chúng và các tạp chí nghiên cứu khoa học.

Bằng những việc làm thiết thực, phối hợp với “Hội đồng Phan tộc TP Hồ Chí Minh” giúp đỡ cụ Phan Tương tái bản cuốn sách “Họ Phan trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam” trong năm 2006.

Có kế hoạch từng bước trong năm 2007, tổ chức một cuộc hội thảo khoa học về Phan tộc TP Hồ Chí Minh. Tùy tình hình cụ thể cần xem xét để tổ chức sinh hoạt Phan tộc ở các địa phương Hà Tĩnh, Huế, Đà Nẵng…

Ba trung tâm Phan tộc hiện nay, các tổ chức Phan tộc ở ba miền cần thường xuyên liên hệ thông báo cho nhau biết hoạt động của mình, trao đổi kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau trong việc phát huy truyền thống tốt đẹp của dòng họ vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Để có điều kiện hoạt động cần có môt quỹ dòng họ tối thiểu. Đề nghị mỗi trung tâm đóng 5 triệu đồng. Về lâu dài cần tranh thủ sựu tài trợ của các mạnh thường quân trong và ngoài Phan tộc để có kinh hoạt động hữu hiệu.

Một số sự kiện rất quan trọng đánh dấu sự tiến lên từng bước của Phan tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Hội đồng Phan tộc Việt Nam:

Xây dựng xong và ban hành quy ước hoạt động của Phan tộc và thống nhất chương trình hành động của Phan tộc.

Đã xác đinh được nơi hội tụ tâm linh của Phan tộc Việt Nam là đình Thị Cấm xã Xuân Phương, Từ Liêm, Hà Nội, nơi thờ Phan Tây nhạc Đại Vương là Thành Hoàng. Hàng năm vào ngày 12 tháng 2 âm lịch là ngày sinh, làm lễ dâng hương tưởng nhớ công đức của vị thượng thế tổ Phan tộc Việt Nam.

Lấy công trình khoa học “Họ Phan trong cộng đồng dân tộc Việt Nam” của cụ Phan Tương làm cuốn sách phát huy truyền thống vẻ vang của Phan tộc

Tổ chức được các trang website ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh để giới thiệu và phát huy truyền thống dòng họ cho bà con Phan tộc trong nước và nước ngoài.

Bài ca Phan tộc Việt Nam do nhạc sĩ Phan Trần Bảng sáng tác đã được chính thức đưa vào sử dụng.

Thời gian qua, hoạt động của Phan tộc Việt Nam có những nét nổi bật đó là:

Các cuộc họp hằng năm của Hội đồng Phan tộc Việt Nam ở Hà Nội, Quảng Nam – Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, với sự đoàn kết nhất trí rất cao.

Ở TP Hồ Chí Minh đã tổ chức khánh thành họ Liên Phan với sự tổ chức lễ hội và dâng hương rất quy mô. Đặc biệt năm 2007 với 1000 người đồng tộc tham dự không chỉ ở TP Hồ Chí Minh mà cả vùng đồng bằng sông Cửu Long và cực Nam Trung Bộ.

Ở Hà Nội đã tổ chức lễ hội dâng hương ngài Phan Tây Nhạc ở đình Thị Cấm, hay ngài Phan Phu Tiên ở Đông Ngạc, khôi phục lại Tây hành cung của Phan Tây Nhạc đại vương; dựng bia Phan Tây Nhạc, Phan Phu Tiên.

Quảng Nam – Đà Nẵng có những hoạt động tiêu biểu như tổ chức lễ hội và dựng bia ngài Phan Công Thiên và cụ Phan Chu Trinh.

Nghệ An – Hà Tĩnh đã thành lập Hội đồng Phan tộc địa phương. Riêng Hà Tĩnh đã tổ chức đại hội thành lập chính thức Hội đồng. Đại hội đã tổ chức rất trọng thể gồm 150 đại biểu và thành công tốt đẹp.

Những thành tích ban đầu mà Hội đồng Phan tộc Việt Nam đã gặt hái được từ khi có sự lãnh đạo thống nhất của Hội đồng Phan tộc Việt Nam đã không chỉ để bảo tồn phát huy mà quan trọng hơn là để làm giàu thêm những truyền thống rất tốt đẹp, rất vẻ vang mà tổ tiên Phan tộc Việt Nam đã dày công vun đắp.